Guerrilla Marketing hay Marketing du kích là hình thức tiếp thị rất hiệu quả được hầu hết doanh nghiệp áp dụng. Sở dĩ có cái tên như vậy là bởi bản chất của chúng đều có điểm giống nhau là sự độc đáo và tính bất ngờ.
Vậy Marketing du kích là gì? Ưu điểm và nhược điểm của tiếp thị du kích là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Contents
Marketing du kích là gì?
Marketing du kích là hình thức quảng cáo sản phẩm dựa trên các phương pháp độc đáo và sáng tạo khiến người tiêu dùng ngạc nhiên và ghi nhớ vào tâm trí, gây ấn tượng mạnh và tạo tiếng vang lớn trong xã hội.
Một số bước cần thực hiện trong chiến dịch marketing du kích
- Chuẩn bị nội dung, ý tưởng.
- Tìm kiếm phương tiện truyền thông để tiếp thị.
- Mở rộng uy tín.
- Sử dụng quà tặng miễn phí để đạt được lợi nhuận.
- Tạo ảnh hưởng đến cộng đồng.
- Chắc chắn rằng chiến lược mang lại thành công.
Tìm Hiểu Thêm: Mass Market Là Gì?
Ưu và nhược điểm của Tiếp thị Du kích
Tiếp thị du kích có một số ưu điểm và nhược điểm. Bạn hãy cân nhắc sử dụng tiếp thị này cho chiến dịch của mình.
Ưu điểm
Giá rẻ để thi công
Hãy tận dụng mọi thứ xung quanh để thực hiện chiến dịch. Bạn có thể sử dụng một tờ giấy nến đơn giản hay một nhãn dán khổng lồ, tiếp thị du kích có xu hướng rẻ hơn nhiều so với quảng cáo thông thường.
Cho phép suy nghĩ sáng tạo
Với tiếp thị du kích, bạn có thể sáng tạo, suy nghĩ ý tưởng độc đáo cho chiến dịch của mình để tạo nên tiếng vang lớn trong xã hội.
Phát triển nhờ truyền miệng
Tiếp thị du kích dựa vào tiếp thị truyền miệng, được nhiều người coi là một trong những vũ khí lợi hại nhất trong tiếp thị. Không có gì tốt hơn là khiến mọi người nói về chiến dịch của bạn theo cách riêng của họ.
Công khai, gây sự chú ý
Một số chiến dịch tiếp thị du kích đặc biệt đáng chú ý hoặc độc đáo sẽ được các nguồn tin tức địa phương, thậm chí cả quốc gia thu thập, dẫn đến sức mạnh công khai ảnh hưởng đến các nhà tiếp thị.
Nhược điểm
Các thông điệp bí ẩn có thể bị hiểu nhầm
Đối với người tiêu dùng khi nhìn thấy, thường họ sẽ có một bầu không khí bí ẩn đối với các chiến dịch này, mặc dù cảm giác bí ẩn này có thể thúc đẩy sự chú ý. Sự thiếu rõ ràng này cũng có thể làm sai lệch cách giải thích của khán giả.
Ví dụ: Năm 2007, phim hoạt hình Aqua Teen Hunger Force được quảng cáo bằng cách lắp đặt bảng mạch đèn LED nhấp nháy xung quanh thành phố Boston một cách lặng lẽ. Các vật thể bị nhầm với thiết bị nổ, gây ra sự hoảng loạn trên toàn thành phố. Sau đó, đội bom được điều đến để kiểm tra và loại bỏ các thiết bị không xác định.
Sự can thiệp của cơ quan chức năng
Một số hình thức tiếp thị du kích, chẳng hạn như graffiti đường phố không được phép, có thể dẫn đến căng thẳng với chính quyền.
Những trở ngại chưa được dự đoán
Nhiều chiến thuật tiếp thị du kích dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, sai thời gian và các trường hợp nhỏ khác có thể dễ dàng đe dọa phá hoại toàn bộ chiến dịch.
Phản ứng dữ dội tiềm ẩn
Nhiều chiến thuật tiếp thị du kích có thể gây ra sự khó chịu cho người tiêu dùng. Họ sẽ không chấp thuận, thậm chí công kích nếu chiến dịch đó không phù hợp hay gây phản cảm. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với cơn thịnh nộ nếu xảy ra.
Tiếp thị du kích có thể mang lại kết quả tuyệt vời khi cho phép các nhà tiếp thị thực hiện khả năng sáng tạo của họ theo một cách độc đáo. Nhưng nó chỉ hiệu quả đối với những doanh nghiệp không ngại chấp nhận rủi ro.
Các loại tiếp thị du kích
Tiếp thị du kích ngoài trời
Thêm một vào yếu tố độc đáo vào các môi trường, nơi công cộng để thu hút sự chú ý người tiêu dùng. Chẳng hạn như:
- Đặt các tác phẩm nghệ thuật tạm thời trên vỉa hè.
- Vẽ chữ nghệ thuật đường phố (Graffiti) lên bức tường.
Tiếp thị du kích trong nhà
Cũng giống như ngoài trời, nhưng nó diễn ra ở các địa điểm trong nhà. Chẳng hạn như:
- Ga xe lửa.
- Trung tâm thương mại.
- Cửa hàng.
- Trường học.
- Nhà hát…
Sự kiện tiếp thị du kích
Tận dụng khán giả của một sự kiện đang diễn ra công khai mà không có sự cho phép của các nhà tài trợ sự kiện để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ví dụ:
- Flash Mobs: Những màn trình diễn nhảy cộng đồng thu hút sự chú ý của khách hàng, có thể áp dụng trong mọi dịp lễ.
- Publicity Stunts: Chiến thuật khai thác yếu tố bất ngờ, giật gân. Ví dụ như dự án Red Bull Stratos năm 2012, vận động viên người Áo đã nhảy dù từ độ cao hơn 39km xuống để lập kỷ lục trên thế giới, thu hút gần 10 triệu người xem trên Youtube.
Tiếp thị du kích theo trải nghiệm
Bao gồm các hình thức trên những mục tiêu chính là tăng sự tương tác công chúng với chiến dịch. Ví dụ:
- Undercover Marketing: Năm 2002, Sony tạo chiến dịch quảng cáo cho máy ảnh mới ra mắt. Họ cho người đi lang thang trong phố và nhờ người lạ chụp ảnh bằng chiếc máy ảnh Sony. Từ đó quảng bá được sự tuyệt vời của chiếc máy ảnh này.
- Treasura Hunts: Bạn hãy tạo trò chơi nhập vai khiến khách hàng hứng thú và giành cho họ món quà hấp dẫn sau khi tham gia chương trình.
Kỹ thuật tiếp thị du kích kỹ thuật số
- Sử dụng hình ảnh: Những người sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan trong các chiến dịch có nhiều khả năng thuyết phục người tiêu dùng thực hiện lời kêu gọi dễ dàng hơn.
- Kể một câu chuyện hấp dẫn: Kể chuyện cũng quan trọng gây sự chú ý của người lớn cũng như đối với trẻ em. Câu chuyện của bạn phải khiến người tiêu dùng cảm thấy gắn bó, kết nối và quan tâm đến kết quả chiến dịch của bạn. Điều này, bạn có thể thực hiện trực tuyến, tiếp cận được hàng triệu người.
- Tạo lại cùng một thông điệp: Sử dụng lặp đi lặp lại cùng một thông điệp trên nhiều kênh. Khi bạn đã tạo thông điệp đột phá của mình, bạn hãy sao chép nó trên video, âm thanh, hình ảnh, nội dung bằng văn bản… để có thể thống nhất cùng một nội dung.
- Sử dụng kết hợp nhiều phương tiện: Khai thác tất cả các phương tiện hiện có trong kỹ thuật số: PR, mạng xã hội, trò chơi, podcast, ứng dụng và cuộc thi.
Các ví dụ về tiếp thị du kích
Ikea
Ikea là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Họ sử dụng rất nhiều chiến lược tiếp thị để quảng bá thương hiệu của mình, trong đó có tiếp thị du kích. Với hình thức tiếp thị này, thương hiệu đã trang trí tất cả không gian xung quanh một chiếc ghế dài ở giữa phố bằng đệm, bàn cà phê và thảm, thúc đẩy sự thoải mái cho các sản phẩm của họ. Ngoài ra họ cho phép khách hàng tùy chỉnh, sử dụng trực tiếp các sản phẩm cụ thể của thương hiệu.
Duracell
Duracell là thương hiệu pin nổi tiếng thế giới. Họ áp dụng chiến dịch tiếp thị du kích bằng cách dán hình ảnh những ngọn đuốc vào các vật thể được chiếu sáng xung quanh thành phố để chứng minh sức mạnh và tuổi thọ của pin. Chiến dịch này rất đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả cao và lấy được sự hài lòng của khách hàng.
Coca cola
Mọi người hầu hết yêu tất cả những thứ miễn phí. Lợi dụng điều này, Coca Cola đã biến máy bán hàng tự động thành Máy Hạnh Phúc (Happiness Machine). Người tiêu dùng sử dụng máy này được tặng chai Coke miễn phí, một bó hoa thậm chí tặng cả bánh Pizza. Kết quả của chiến dịch này mang lại rất nhiều điều tích cực và sự yêu mến từ khách hàng.
Loại Marketing du kích này thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng, đòi hỏi ngân sách cao.
UNICEF
Ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước bẩn để sinh hoạt hằng ngày. Thế nên tổ chức UNICEF đã nảy ra sáng kiến đem đóng chai nguồn nước này và mang đến những nước có điều kiện sống tốt hơn. Họ trưng bày trong các máy bán hàng tự động, mỗi nút lựa chọn là tên một loại bệnh gây ra do thiếu nước sạch. Chiến dịch này đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng ủng hộ, quyên góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Frontline
Tiếp thị của công ty Frontline – Công ty chuyên về các sản phẩm cho chó, mèo thu hút sự chú ý của mọi người. Chiến dịch của họ khiến khách hàng đi ngang qua quảng cáo trên sàn trông giống như loài vật gây hại mà nó thiết kế để diệt trừ. Quảng cáo tạo thành công bằng hình thức tương tác ngẫu nhiên của con người, nhắc nhở người xem chính xác mục đích của sản phẩm.
Colgate
Colgate được biết đến là nhãn hàng chăm sóc răng miệng hàng đầu. Năm 2009, thương hiệu đã thực hiện một chiến dịch độc đáo tại Thái Lan mang tên “The Ice Cream and Candy”. Tại sự kiện offline, họ phát cho người tham dự những que kem, đồ ngọt rất được yêu thích. Điều đặc biệt là khi ăn hết những que kem được phát, người tham dự sẽ nhìn thấy que kem mô phòng bàn chải đánh răng kèm thông điệp nhắc nhở “Don’t forget!”. Cách truyền tải thông điệp này khiến trẻ em lười chăm sóc răng miệng trở nên rất hào hứng và thích thú.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về Marketing du kích là gì? Các ví dụ cụ thể cho từng chiến dịch tiếp thị. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm ra được các chiến thuật độc đáo, có thêm ý tưởng sáng tạo để thực hiện thành công chiến dịch của mình.