Dịch vụ dịch thuật công chứng là gì? Trong thời đại hội nhập với thế giới, nhu câu dịch thuật của người Việt Nam ngày càng cao. Để làm hồ sơ du học, xin VISA, xuất khẩu lao động, định cư… thì các loại giấy tờ cá nhân, giấy tờ liên quan cần phải được dịch sang thứ tiếng khác và công chứng dựa trên bản gốc theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Tiktok Digi sẽ giải đáp những thông tin về lĩnh vực dịch thuật công chứng, cùng tìm hiểu ngay nhé!
>>> Tham khảo: Top 10+ Máy Phiên Dịch Tiếng Việt Tốt Nhất thế giới
Contents
DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG LÀ GÌ?
Dịch thuật công chứng là quá trình dịch các loại giấy tờ văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác đồng thời xác nhận bản dịch là chính xác, đáng tin cậy so với nguyên bản và đảm bảo tính pháp lý.
Có thể hiểu dịch thuật công chứng gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: “Dịch thuật” là hoạt động chuyển đổi ngôn ngữ nhưng vẫn đảm bảo sự tương đồng về ngữ nghĩa, chính xác so với bản gốc.
- Giai đoạn 2: “Công chứng bản dịch” là hoạt động chứng thực chữ ký và đóng dâu của Phòng tư pháp Quận, Huyện hay Văn phòng công chứng.
Bản dịch được công chứng có giá trị tương đương với bản gốc có thể sử dụng trong hành chính, pháp lý và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.
Các loại văn bản thường được yêu cầu dịch thuật công chứng gồm: Giấy tờ tùy thân, Chứng chỉ học vấn, Giấy khai sinh, Hợp đồng, văn bản pháp lý, tài liệu pháp luật…
Dịch giả dịch thuật công chứng phải là những chuyên gia có chứng chỉ công chứng từ các cơ quan, tổ chức hành chính và tòa án.
Dịch thuật công chứng gồm 2 hình thức:
- Dịch thuật công chứng tư pháp: Chứng thực bản dịch bởi phòng tư pháp UBND Quận, Huyện. UBND Quận Huỵn chỉ chứng thực chữ ký của người dịch trên bản dịch chứ không chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch.
- Dịch thuật công chứng tư nhân: Công chứng bản dịch tại Văn phòng công chứng bởi công chứng viên. Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của bản dịch.
Song, về giá trị pháp lý hai bản chứng này giá trị sử dụng và tính pháp lý như nhau.
TỰ DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014, cá nhân có thể tự dịch thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu cá nhân nhưng không thể tự công chứng bản dịch tại các đơn vị công chứng tư nhân và tư pháp.
Bản dịch được chấp nhận công chứng chỉ khi được dịch bởi các công ty dịch thuật hay cộng tác viên liên kết với đơn vị công chứng. Như vậy, cá nhân không thể tự dịch thuật công chứng tài liệu, hồ sơ giấy tờ được mà phải thông qua:
- Văn phòng dịch thuật công chứng tư nhân.
- Dịch qua công tác viên liên kết và công chứng tại phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp quận, huyện.
NÊN LÀM DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG Ở ĐÂU TỐT NHẤT?
Tại Việt Nam có 3 đơn vị được cấp giấy phép dịch thuật công chứng đó là:
- Công ty dịch thuật công chứng chuyên dịch thuật: Nhận làm cả dịch vụ phiên dịch và công chứng tư pháp/ công chứng tư nhân chứng thực cho bản dịch.
- Văn phòng công chứng tư nhân: Cung cấp dịch vụ dịch thuật thông qua cộng tác viên liên kết, không có chức năng công chứng tư pháp.
- Văn phòng công chứng tư pháp: Là sở tư pháp quận huyện, thuộc cơ quan nhà nước có chức năng công chứng tư pháp, và dịch thuật cũng được thực hiện vởi các cộng tác biên.
Cả 3 đơn vị này đều được cấp phép dịch thuật và công chứng bản dịch theo quy định Luật Công chứng 2014.
Công ty dịch thuật công chứng tư nhân là đơn vị có quy trình nhanh gọn và chuyên nghiệp, có thể dịch và công chứng lấy trong ngày.
TOP NHỮNG VĂN PHÒNG DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG HÀ NỘI VÀ TPHCM
Tại Việt Nam các văn phòng dịch thuật công chứng rất nhiều, nhưng để chọn ra đơn vị có thể dịch chính xác và công chứng nhanh thì rất khó.
Bạn có thể tham khảo: Top 16 công ty Dịch thuật công chứng Uy tín tại TPHCM và Hà Nội.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG
1. Dịch thuật công chứng có cần bản gốc không?
Về nguyên tắc, dịch thuật công chứng bắt buộc phải có bản gốc để đối chiếu và dịch chính xác nội dung, trách lợi dụng việc dịch và chứng thực không đúng sự thật nhằm chuộc lợi cho bản thân.
Việc chứng thực bản dịch phải đợi hội tụ đủ các yếu tố hợp lệ theo pháp lý mới có thể tiến hành công chứng tại Phòng Tư pháp.
Trong một số trường hợp đặc biệt như: Bản gốc bị thất lạc, hư hỏng đang xin cấp lại, bản gốc đang được gửi đến, bản gốc sẽ có trong tương lai gần… thì rất khó dịch thuật công chứng tại Phòng Tư Pháp mà có thể lựa chọn dịch thuật công chứng tư nhân.
2. Hoạt động công chứng bản dịch do ai thực hiện?
Theo Quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật công chứng 2014, người dịch phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng.
Cộng tác viên phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hay đại học khác nhưng thông thạo tiếng nước ngoài. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm với các tổ chức hành nghề về tính chính xác, phù hợp với nội dụng bản dịch do mình thực hiện.
3. Tại sao phải dịch thuật công chứng?
Hồ sơ dịch thuật công chứng có độ tin tưởng cao bởi được làm theo quy định và giám sát bởi Nhà nước. Vì vậy, trong một số giao dịch, hồ sơ, giấy tờ phải dịch thuật công chính.
4. Mẫu dịch thuật công chứng theo quy định
“LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN”
Hôm nay, ngày … tháng … năm …
Tại … , địa chỉ tại …
Tôi … , công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
- Bản dịch này do Ông/Bà … , cộng tác viên phiên dịch của … , tỉnh (thành phố) ….. dịch từ tiếng … sang tiếng … ;
- Chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của Ông/Bà…….. ;
- Nội dung bản dịch chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Văn bản công chứng này được lập thành…… bản chính, mỗi bản gồm …. tờ, …… trang, lưu 01 bản tại ………, tỉnh (thành phố) ………
Số công chứng ……….., quyển số ……./…TP/CC-SCC/BD (9)
5. Dịch thuật công chứng mất bao lâu?
Thời gian dịch thuật công chứng phụ thuộc vào:
- Thời gian dịch thuật: Dựa trên độ dài tài liệu, năng lực, quy trình dịch của đơn vị dịch thuật.
- Thời gian công chính: Phụ thuộc vào loại hình công chứng Tư nhân hoặc Tư Pháp. Công chính tư nhân thường nhanh hơn Công chứng Tư Pháp.
6. Cách tính giá dịch thuật công chứng
Lệ phí dịch thuật công chứng bao gồm: Phí dịch thuật + Phí công chứng bản dịch.
- Phí dịch thuật dao động từ 50.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ cho 1 trang tài liệu (không quá 300 từ).
- Phí công chứng tư nhân khoảng 20.000 VNĐ/ bộ hồ sơ công chứng.
KẾT LUẬN
Như vậy, Tiktok Digi đã giải đáp đến các bạn Dịch thuật công chứng là gì và những vấn đề xoay quanh hoạt động này. Hi vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ về quá trình dịch thuật công chứng và sử dụng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bản thân.