Hiện nay, mọi người đang quan tâm đến các vấn đề môi trường hơn bao giờ hết. Hàng triệu người đã bắt đầu mua các sản phẩm thân thiện với môi trường mặc dù giá thành của chúng khá cao.
Nắm bắt xu hướng, các công ty đang chuyển sang chiến lược Green marketing để thu hút người tiêu dùng. Vậy green marketing là gì? Bạn hãy xem bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Green marketing (marketing xanh) là gì?
Green Marketing là hoạt động tiếp marketing các sản phẩm và dịch vụ theo hướng thân thiện với môi trường. Các công ty sẽ sử dụng quy trình sản xuất:
- Các vật liệu tái chế
- Tái sử dụng nước
- Sử dụng ít bao bì
- Sử dụng năng lượng tái tạo
- Giảm lượng khí thải CO2…
Thông qua việc này, các công ty có thể tạo ra điểm khác biệt của đối thủ, tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu của mình. Đừng quên tìm hiểu về Marketing Mass nữa nhé.
Các ví dụ:
1. Starbucks đã được chứng nhận bởi LEED từ năm 2005. Nó thu hút cộng đồng của mình trong các vấn đề như:
- Năm 2020, loại bỏ tất cả ống hút nhựa.
- Năm 2025, mở 10.000 cửa hàng thân thiện với môi trường.
- Sử dụng vật liệu xanh để sản xuất, đóng gói và cung cấp sản phẩm.
- Giảm thiểu chất thải, sử dụng ít hơn 30% nước và 25% điện năng trong quá trình sản xuất.
2. Ikea sử dụng nhiều chiến thuật và nguồn để quản lý chất thải, tái tạo lại năng lượng:
- 90% các tòa nhà của họ có tấm pin mặt trời.
- Sử dụng các trang trại gió để tạo ra năng lượng.
- Trồng cây xanh bảo vệ môi trường
Các lý do chính doanh nghiệp nên áp dụng Green Marketing
Cơ hội
Khi nhu cầu thay đổi, nhiều công ty đã coi những thay đổi này là cơ hội để khai thác và lợi thế cạnh tranh các đối thủ không sản xuất sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường.
Ví dụ: Công ty Xerox đã giới thiệu loại giấy tái chế chất lượng cao cho máy photocopy, nhằm đáp ứng nhu cầu của các công ty về sản phẩm ít gây hại cho môi trường.
Áp lực của Chính phủ
Với tất cả các hoạt động liên quan đến tiếp thị, các chính phủ muốn bảo vệ sức khỏe người dân và không gây hại với môi trường. Sự bảo vệ này có ý nghĩa với marketing xanh đáng kể.
Các quy định của chính phủ có thể áp dụng theo một số cách:
- Giảm sản xuất hàng hóa hoặc sản phẩm có hại.
- Điều chỉnh việc sử dụng hoặc tiêu thụ hàng hóa có hại cho người tiêu dùng và ngành công nghiệp.
- Tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường như: ống hút tre, ly giấy…
Áp lực cạnh tranh
Hầu hết, các công ty thường quan sát các đối thủ cạnh tranh thay đổi hành vi môi trường của họ và cố gắng bắt chước hành vi này.
Trong một số trường hợp, áp lực cạnh tranh này đã khiến toàn bộ ngành phải sửa đổi. Do đó sẽ làm giảm các hành vi có hại cho môi trường.
Trách nhiệm xã hội
Green Marketing làm cho nhiều công ty nhận ra rằng họ là thành viên của cộng đồng lớn. Do đó, họ phải hành xử có trách nhiệm với môi trường. Điều này làm cho các công ty tin rằng họ phải đạt được mục tiêu về môi trường cũng như các mục tiêu liên quan đến lợi nhuận.
Chẳng hạn như:
The body shop rất khuyến khích việc họ có trách nhiệm với môi trường. Công ty được thành lập đặc biệt để cung cấp cho người tiêu dùng các lựa chọn thay thế, có trách nhiệm với môi trường cho các sản phẩm mỹ phẩm thông thường.
Các vấn đề về chi phí hoặc lợi nhuận
Việc thải bỏ các sản phẩm phụ có hại cho môi trường có thể tiết kiệm chi phí đáng kể.
Khi cố gắng giảm thiểu lãng phí, các công ty buộc phải kiểm tra lại quy trình sản xuất của mình. Họ sẽ phát triển các quy trình sản xuất hiệu quả hơn để giảm thiểu chất thải, giảm thiểu nhu cầu về một số nguyên vật liệu thô. Điều này giúp tiết kiệm gấp đôi chi phí.
Yếu tố cốt lõi của green marketing
Thiết kế xanh
Để thực hiện chiến lược Green marketing, các công ty phải thiết kế sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp phải nhắm đúng tâm lý người dùng, xác định được nhu cầu của họ để có thể tạo ra sản phẩm cho phù hợp.
Có thể tạo ra các sản phẩm sử dụng hằng ngày như:
- Túi vải thân thiện với môi trường.
- Xà phòng hương tự nhiên.
- Ống hút inox.
- Bàn chải tre…
Định vị thương hiệu xanh
Việc nhận diện, phân biệt sự khác nhau giữa các nhãn hiệu cùng sản phẩm ít nhiều gây khó dễ với nhiều khách hàng. Vì vậy, để sản phẩm/dịch vụ nằm trong tâm trí của khách hàng, các doanh nghiệp cần tạo ra một ấn tượng riêng, một cá tính riêng cho thương hiệu của mình.
Chẳng hạn như:
Thương hiệu chăn ga gối Bellizeno đạt giải thưởng Thương hiệu Xanh với 4 tiêu chí:
- Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường.
- Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Áp dụng các biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng.
- Sản phẩm tạo ra môi trường thân thiện và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Với những tiêu chí này, Bellizeno đã tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cùng ngành.
Kế hoạch giá cả dễ dàng sử dụng
Tạo ra một sản phẩm và dịch vụ xanh có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm khá nhiều. Chẳng hạn như việc sử dụng bình nước nhựa nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như gây ung thư, não chậm phát triển, gây viêm gan… vì vậy người tiêu dùng chỉ sử dụng 1 lần và vứt bỏ làm ảnh hưởng tới môi trường. Nắm bắt được điều này, công ty sản xuất bình nước thủy tinh cho khách hàng sử dụng để bảo vệ sức khỏe và môi trường, tiết kiệm chi phí tránh mua nhiều lần.
Kế hoạch giá cả dễ dàng sử dụng
Hoạt động logistics xanh
Ngoài các sản phẩm xanh ra, các doanh nghiệp cũng cần sử dụng bao bì đóng gói, vận chuyển dễ dàng sử dụng với môi trường. Điều này sẽ gây ấn tượng tốt cho khách hàng, họ sẽ hứng thú khi mua sản phẩm của bạn hơn.
Ví dụ:
- Nestle đã bắt đầu đóng gói sản phẩm viên bột nêm hữu cơ từ rau củ thương hiệu Maggi bằng giấy tráng phủ có thể chống thấm màu mỡ.
- Tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh Unilever bán sản phẩm kem thương hiệu Carte d’Or được đóng gói trong hộp giấy carton được tráng phủ bằng bột ngô để bảo quản kem trong điều kiện ẩm và đông lạnh.
Vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường
Với chiến dịch green marketing, các doanh nghiệp phải cam kết mọi khía cạnh trong vòng đời của sản phẩm phải nhất quán. Từ sản xuất đến xử lý, tất cả mọi thứ đều phải thân thiện với môi trường. Nếu không điều này vừa tổn hại đến sức khỏe người dùng vừa gây thiệt hại cho công ty của chính mình.
Các cách áp dụng Green Marketing THÀNH CÔNG
10 cách áp dụng tiếp thị xanh cho doanh nghiệp
Đây là 10 cách thức đơn giản có thể giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Tắt tất cả các thiết bị điện tử, đồ gia dụng khi không sử dụng.
- Tránh lãng phí giấy tờ (máy fax…).
- Tiết kiệm nước, không để vòi nước chảy khi không sử dụng.
- Lắp các thiết bị tiết kiệm nước trong nhà vệ sinh.
- Tìm nhà cung cấp có thể tái sử dụng bao bì.
- Sử dụng giấy và mực thân thiện với môi trường.
- Sử dụng các phương pháp đóng gói và vận chuyển hiệu quả.
- Tận dụng ánh sáng mặt trời bất cứ khi nào có thể.
- Cập nhật xu hướng, tìm kiếm phương pháp để làm sản phẩm “xanh” hơn với cộng đồng.
- Xem xét khả năng sửa chữa hoặc điều chỉnh khi đồ dùng bị hư.
- Khuyến khích truyền thông bằng email.
Cần làm gì để truyền thông chiến dịch green marketing hiệu quả
Để truyền thông chiến dịch green marketing hiệu quả, doanh nghiệp phải:
Trung thực, thật tâm: Xây dựng chính sách kinh doanh và hoạt động phải thống nhất, sản phẩm thể hiện được sự thân thiện với môi trường để tạo được sự tín nhiệm từ khách hàng.
Thông tin đầy đủ: Các chiến dịch xanh của doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin các sản phẩm cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường. Điều này giúp khách hàng mục nhận biết được tầm quan trọng, hiểu rõ về marketing xanh của bạn hơn.
Cho khách hàng cơ hội cùng tham gia: khách hàng là một thành phần không thể thiếu trong mỗi chiến dịch. Tổ chức các hoạt động cho họ tham gia để có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, hiểu rõ các thông điệp mà bạn mà muốn truyền tải.
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về Green Marketing cũng như nắm được yếu tố cốt lõi của chiến lược này như thế nào. Hy vọng bạn sẽ tìm ra được phương hướng phù hợp để thực hiện chiến lược xanh cho công ty.